Nước nhiễm phèn | Cách nhận biết và xử lý

    Nước nhiễm phèn là một loại nước bị ô nhiễm và chứa rất nhiều các chất ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Vì thế, bạn cần phải hiểu rõ về những tác hại của nó và đưa ra giải pháp phù hợp để xử lý nguồn nước bị nhiễm phèn này, bảo vệ cho sức khỏe của cả gia đình.

Nội dung bài viết [Hiện]

Nước nhiễm phèn là gì?

Nước nhiễm phèn là loại nước có chứa nhôm sunfat Kali và nó có công thức hóa học là KAL(SO4)2.12H2O. Tuy nhiên, bất cứ hợp chất nào có công thức AB(SO4)2.12H2O đều được coi là phèn.

Nước nhiễm phèn thường có vị chua khi nếm và có màu hơi vàng mà mắt thường hoàn toàn có thể quan sát được.

Khi nước phèn bị nhiễm ở mức độ nặng, bạn hoàn toàn có thể ngửi thấy mùi tanh.

Nước bị nhiễm phèn
Nước bị nhiễm phèn

Một số loại phèn được sử dụng trong thương mại với mục đích là làm trong nước, tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu cơ thể con người tiếp xúc với nước phèn một thời gian dài.

Cách nhận biết nước nhiễm phèn

Ngày nay, chúng ta có rất nhiều cách khác nhau để nhận biết nước bị nhiễm phèn. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 2 phương pháp đơn giản nhất mà không hề phải tốn kém bất cứ chi phí nào.

Dùng bẹ chuối

Ưu điểm: Cho bạn kết quả một cách nhanh chóng và cách làm cũng khá đơn giản

Chuẩn bị:

– 1 chén, tô, ly,… dùng để đựng nước

– 1 bẹ lá chuối (bạn có thể chặt 1 chiếc lá chuối và lọc bỏ vỏ lá, chỉ giữ lại cuốn lá)

Bẹ lá chuối
Bẹ lá chuối

Cách kiểm tra:

+ Bước 1: Lấy nước và để gần đầy vào dụng cụ đựng nước

+ Bước 2: Cho bẹ chuối vào khuấy đều nước được đựng trong dụng cụ chứa nước bên trên

+ Bước 3: Kiểm tra màu sắc của nguồn nước, nếu nước có màu hơi ngả vàng thì nước đó đã bị nhiễm phèn

Dùng nước chè

Ưu điểm: Phương pháp này cũng cho bạn kết quả một cách nhanh chóng và cũng cực kỳ dễ dàng thực hiện.

Nhận biết phèn bằng nước chè
Nhận biết phèn bằng nước chè

Chuẩn bị:

– Một ít nước chè đã được nấu và để nguội (càng đậm càng tốt)

– Một cốc thủy tinh hoặc nhựa trong suốt khoảng 100 đến 200 ml

Cách thực hiện:

+ Bước 1: Cho nước cần kiểm tra vào cốc (khoảng 40% cốc)

+ Bước 2: Cho thêm khoảng 40% nước chè vào cốc trên

+ Bước 3: Kiểm tra màu sắc của nước, nếu nước có màu hơi tím thẫm thì chứng tỏ nước đã bị nhiễm phèn

Đó là những cách đơn giản nhất để bạn có thể nhận biết nguồn nước bị nhiễm phèn. Tuy nhiên, nếu nguồn nước của bạn chỉ nhiễm phèn ở mức độ nhẹ thì phương pháp trên rất khó để kiểm tra chính xác được, bạn có thể nhờ sự trợ giúp của các nhà máy xử lý nước để có kết quả chính xác hơn, dĩ nhiên là sẽ tốn kém một mức chi phí nhỏ rồi.

Những tác hại của nước nhiễm phèn

Nước nhiễm phèn nếu sử dụng trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như các vật dụng tiếp xúc với nước phèn.

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Ảnh hưởng đến da: Nước phèn khi tiết xúc với da có thể gây kích ứng da và màng nhầy của da. Sử dụng để tắm rửa hằng ngày có thể gây khô da và bong tóc da, nếu nặng có thể gây ung thư da.

Bong tróc da do nước phèn gây nên
Bong tróc da do nước phèn gây nên

Tác dụng xấu đến máu: Khi tiếp xúc với một mức độ vừa đủ có thể ảnh hưởng đến máu, gây rối loạn cân bằng ion trong máu. Tuy nhiên, các tác hại đến máu là không đáng kể.

Ảnh hưởng đến phổi: Khi bạn hít phải nước phèn quá nhiều sẽ, nhôm trong phèn sẽ tấn công các mô phổi, gây ra các vấn đề như khó thở hoặc đau ngực.

Gây các vấn đề về đường ruột: Nước phèn có chứa nhiều muối nên việc uống phải nước phèn ở mức độ nhất định sẽ ảnh hưởng đến hệ thống đường ruột như:

– Mất cân bằng ở dạ dày gây nôn mửa

– Tiếp xúc một thời gian dài có thể gây loét dạ dày

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương: Nhôm Sumfat trong nước phèn có thể gây thoái hóa mô hệ thần kinh. Việc tiếp xúc với nhôm quá nhiều có thể gây các căn bệnh về ung thư, viên màng não hoặc bệnh Alzheimer.

Ảnh hưởng đến các vật dụng tiếp xúc

Nước phèn có thể nhanh chóng làm hao mòn tất cả các vật dụng khi tiếp xúc với nó.

Bồn chứa: Bạn sẽ thấy bồn chứa rất nhanh chóng bị các mảng bám xung quanh bồn, có màu vàng sẩm, nơi mà nước có thể tiếp xúc.

Mảng bám do nước nhiễm phèn
Mảng bám do nước nhiễm phèn

Quần áo, bạt,…: Mọi vật dụng thường ngày khi tiếp xúc với nước phèn sẽ gây ra hiện tượng ăn mòn, các vật dụng này khi tiếp xúc với nước phèn sẽ gây ăn mòn rất nhanh chóng dẫn đến nhanh hư hỏng.

Cây trồng: Khi nước phèn tiếp xúc với cây trồng, nó có thể gây ra xâu bệnh và giết chết cây trồng, đặt biệt là các loại cây hoa màu.

Các phương pháp xử lý nước nhiễm phèn

Tùy vào từng chi phí của mỗi hộ gia đình mà các phương pháp khác nhau có thể được áp dụng để loại bỏ phèn trong nước. Dưới đây là một số phương pháp cơ bản giúp bạn có thể loại bỏ nước nhiễm phèn nhanh chóng.

Phương pháp lắng đọng

Phương pháp này thường khá đơn giản và chi phí không quá cao, bạn hoàn toàn có thể tự thiết kế và xây dựng bể lắng đọng ngay tại nhà để giải quyết vấn đề nước nhiễm phèn dùng cho sinh hoạt của cả gia đình.

Chuẩn bị:

– Một bể nước có vòi xả phèn và vòi để đưa nước đã lọc như hình dưới:

– Lớp cát sạch (1)

– Lớp than hoạt tính (2)

– Lớp cát lớn (3)

– Lớp sỏi nhỏ (4)

– Lớp sỏi lớn (5)

Phương pháp lắng đọng xử lý nước nhiễm phèn
Phương pháp lắng đọng xử lý nước nhiễm phèn

Cách thực hiện:

Lần lượt đưa các vật liệu lọc nước vào bể theo thứ tự các hạt lớn sẽ xếp dưới cùng, càng lên trên sẽ càng nhỏ (thứ tự từ 5 => 4 => 3 => 2 => 1)

Giữa các lớp cát đá này các bạn có thể sử dụng một lớp màng mỏng để đảm bảo độ cân bằng sao cho có hình chữ nhật của từng lớp.

Ở vòi nước đầu ra, bạn nên thiết kế ống dài gần bằng bể nước và có lỗ nhỏ không quá 0,5 cm để đảm bảo nước không bị nghẹt ở đầu ra.

Vòi xả nước phèn bạn đặt sao cho vừa chạm đến mặt lớp cát trên cùng để việc xả nước phèn bị lắng đọng hiệu quả nhất.

Ghi chú:

Tùy vào mức độ nhiễm phèn trong nước của bạn mà bạn sẽ sử dụng nhiều lớp đá khác nhau. Dựa vào sơ đồ hệ thống lọc lắng đọng này của chúng tôi, bạn có thể thêm hoặc bớt các vật liệu theo ý của mình.

Ở nguồn nước đầu vào, bạn có thể sử dụng vòi sen để phun nước khắp bể trên bề mặt. Mục đích của việc này là giúp quá trình oxi hóa của sắt nhờ tiếp xúc với không khí, việc lắng đọng sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nhờ quá trình này.

Dùng vôi loại bỏ sắt sumfat

Ưu điểm: Phương pháp này có thể loại bỏ sắt trong nước rất hiệu quả

Nhược điểm: Việc pha chế và trộn lẫn cho đồng đều với nước cần tách sắt rất phức tạp và tốn nhiều công sức, vì vậy, đây không phải là phương pháp tốt để bạn áp dụng chính.

Bột vôi giúp loại bỏ phèn hiệu quả
Bột vôi giúp loại bỏ phèn hiệu quả

Cách thực hiện:

– Bước đầu, bạn hãy cho vôi vào một chậu nước sạch và khuấy đều

– Bước 2: Cho nguồn nước cần loại bỏ sắt vào một cái bể

– Bước 3: Cho nước vôi bạn làm ở bước đầu vào bể và khuấy đều, đảm bảo cho nước vôi được trộn đều để đạt hiệu quả tốt nhất

– Bước 4: Sau khi trộn đều khoảng vài giờ bạn sẽ thấy có kết tủa dưới đáy bể, bạn chỉ cần đưa phần nước vào một chiếc bể khác để sử dụng, loại bỏ phần sắt ở đáy là được.

Quy cách: Khi cho vôi vào nước thì sắt 2 dioxit sẽ biến đổi thành sắt 3 và tạo thành kết tủa, kết tủa này bạn có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.

Nguồn nước nhiễm phèn để áp dụng phương pháp này là: Nước giếng khoan, nước giếng, nước hồ,…

Sử dụng các hệ thống xử lý nước sinh hoạt

Việc sử dụng các hệ thống xử lý nước sinh hoạt là giải pháp tốt nhất để bạn có thể loại bỏ phèn trong nước cực hiệu quả.

Hệ thống xử lý nước
Hệ thống xử lý nước

Ưu điểm:

– Có thể loại bỏ hoàn toàn phèn trong nước

– Có thể hoạt động hoàn toàn tự động

– Loại bỏ nước phèn với công suất lớn

Nhược điểm:

– Chi phí để mua một hệ thống là khá lớn

– Đối với nguồn nước nhiễm bẩn nặng thì bạn phải bảo trì và thay thế nhiều

Với những nhược điểm này thì đây cũng là một giải pháp không phù hợp với một số gia đình. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng 2 giải pháp đầu để loại bỏ phèn khỏi nước và sử dụng cho sinh hoạt mà có thể tự tay làm.

Kết luận

Qua bài viết về nước nhiễm phèn này từ Trường Tiền, hy vọng bạn sẽ tìm được giải pháp để nhận biết và xử lý nhiễm phèn một cách hiệu quả và chính xác, bảo vệ sức khỏe của cả gia đình bạn.

Nguồn bài viết chi tiết tại: https://truongtien.com.vn/nuoc-nhiem-phen/

Bình luận về bài viết này